Hội Chứng Mù Mặt – Phong cách chụp chân dung từ Chuck Close – Chuck Close (1940 – 2021), tên đầy đủ là Charles Thomas Close, là một họa sĩ, nghệ sĩ thị giác, nhiếp ảnh gia người Mỹ. Vào những năm 1960, ông là người tiên phong sử dụng chủ nghĩa ảnh thực hoặc chủ nghĩa siêu thực để thực hiện những bức chân dung hoành tráng, tinh xảo.

Hội Chứng Mù Mặt – Phong cách chụp chân dung từ Chuck Close

Hội Chứng Mù Mặt – Phong cách chụp chân dung từ Chuck Close

Với sự sáng tạo độc đáo trong màu sắc và tỷ lệ hình thức của từng bức chân dung, ông trở nên nổi tiếng với những bức tranh lưới trừu tượng miêu tả về chính bản thân mình, về gia đình bạn bè và những nghệ sĩ khác.

Từ những năm 60, nhiếp ảnh gia Chuck Close đã mở những triển lãm cá nhân tại Trung tâm Nghệ thuật Walker, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Bảo tàng State Hermitage và Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Australia, cùng các viện khác. Bên cạnh đó, ông cũng đã nhiều lần tham gia các cuộc triển lãm nhóm tại Venice Biennale và Documenta.

Trong một cuộc phỏng vấn, Chuck Close đã chia sẻ với phóng viên về việc ông mắc Hội chứng Mù Mặt (tên khoa học là Prosopagnosia). Đây là căn bệnh rối loạn thần kinh đặc trưng bởi không có khả năng nhận diện khuôn mặt, bắt nguồn từ Prosopon trong tiếng Hy Lạp là “khuôn mặt” và agsonia nghĩa là “không biết gì”.

Theo Giáo sư tâm lý thần kinh học Oliver Sacks giải thích trong cuốn sách “Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ và những ca bệnh tâm lý thần kinh hiếm gặp” của mình, chứng bệnh này không liên quan đến rối loạn chức năng trí nhớ, giảm trí nhớ, suy giảm thị lực hoặc khuyết tật khả năng nhận thức. “Khi người mắc phải hội chứng mất đi khái niệm về cái cụ thể, có lẽ cũng là lúc họ phát triển hơn về cái trừu tượng, tăng cường độ nhạy bén đối với tất cả các thành phần cấu tạo đường nét và ranh giới – một khả năng nhìn nhận giống Picasso”.

Nhiếp ảnh gia Chuck Close chia sẻ rằng việc mất khả năng nhận dạng khuôn mặt đã khiến ông gặp khó khăn trong cuộc sống và cản trở công việc trong thời gian đầu. Tuy nhiên, tình trạng căn bệnh thời điểm đó chính là nguồn cảm hứng thôi thúc ông thay đổi từ việc vẽ các bức chân dung trừu tượng chuyển sang phong cách tạo ảnh chân dung bằng máy ảnh khổ lớn. “Tôi gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các khuôn mặt. Bằng cách vẽ chân dung, tôi có thể nhận ra và ghi nhớ khuôn mặt tốt hơn” – Chuck Close chia sẻ với phóng viên.