Thấu hiểu cảm xúc của mình khi bị yêu cầu làm việc miễn phí là bước đầu tiên để phản ứng tốt hơn với những người vẫn được coi là khách hàng. Với tư cách là một nhà thiết kế, bạn không bao giờ làm không công cho ai cả. Thời gian và tài năng sáng tạo của bạn rất quý giá, những nhân vật phiền toái được cho là khách hàng kia tốt hơn nên biết điều đó. Bạn phải trả giá cho thời gian, trải nghiệm, dùng tiền bạc đầu tư cho việc học hành, đào tạo, những khoản chi cho hệ thống sưởi ở nhà hay thuê văn phòng, cho các công cụ và các chi phí định kỳ khác.

Thấu hiểu cảm xúc khi bị yêu cầu làm việc miễn phí 

Những chi phí này có thể khiến cho việc thiết kế trở nên đắt đỏ, bởi vậy khi nghe ai đó nói rằng việc làm việc miễn phí sẽ tốt cho bạn, thật khó kìm lòng để không ném luôn cái máy tính qua cửa sổ.

Chúng tôi hiểu được nỗi khổ của bạn, và chúng tôi biết chính xác những gì bạn đã đang trải qua. Bởi vậy, chúng tôi đã rút ra được 7 giai đoạn cảm xúc khi bị yêu cầu làm việc miễn phí:

01. Sốc

Lần đầu tiên bạn thấy một khách hàng muốn bạn làm việc miễn phí cho họ, rất có thể hàm của bạn sẽ rơi xuống tận sàn nhà và bạn sẽ phản ứng với vô số hoài nghi trong đầu. Dù vậy đừng lo lắng – đây là một phản ứng tự nhiên và sẽ giúp bạn đi từ cảm nhận về tác động thực sự của tình thế.

02. Từ chối hiện thực

Có chắc những người này đã yêu cầu bạn làm hết mọi việc mà không trả chút tiền nào cho bạn không? Hay đây chỉ là một lỗi đánh máy? Hay chẳng lẽ họ bị chứng phình động mạnh trong khi đang viết email này? Họ không thể nghiêm túc nghĩ rằng trò mèo này chỉ nên bày ra với mấy cửa hàng tạp hóa thôi sao? Tại giai đoạn này trong hành trình cảm xúc của bạn, từ chối hiện thực có lẽ là phản ứng phù hợp nhất.

03. Mặc cả

Bạn có thể than thân trách phận, tự hỏi rằng “Tại sao lại là mình?” Bạn cũng có thể thử mặc cả với chính mình để biện minh cho tình hình (“mình sẽ không bao giờ làm việc miễn phí một lần nữa, mình chỉ làm chút này công việc thôi, nó sẽ tốt cho portfolio của mình”).

Tránh xa máy tính của bạn ngay bây giờ và kiểm điểm lại mình trước gương. Bạn không cần xây dựng portfolio của mình bằng một cách tệ hại như vậy.

04. Day dứt

Bạn có thể nghĩ khách hàng hẳn phải chọn bạn bởi vì bạn đặc biệt và có một không hai? Bạn lo lắng rằng có khi nào ngoài kia rất nhiều người đang mong muốn được làm việc với khách hàng này và dự án này? Bạn băn khoăn rằng liệu công việc này có thể mang đến những dự án lớn hơn và tốt hơn trong khi bạn lại từ chối nó. Ngừng suy diễn đi, thay vào đó hãy ra ngoài và làm chai bia nào. Nghiêm túc đấy!

05. Tức giận

Bạn có thể sẽ không cảm thấy tức giận ngay nhưng rồi xem, chúng chỉ đang chực trào dâng thôi. Tin tốt là quyền năng của cơn tức giận này có thể được khuyếch đại khủng khiếp, vậy nên tốt nhất hãy để nó bộc phát trong một vùng trời của riêng nó thôi. Đó là một phần của quá trình đau khổ vì bị yêu cầu làm việc miễn phí, vậy nên, hãy lấy một cái gối và hét lên tất cả nỗi lòng của bạn. Chỉ cần chắc chắn rằng đồng nghiệp, gia đình hay bạn bè đang ở xa chỗ của bạn.

06. Phiền muộn

Thật khó khăn khi biết rằng có những khách hàng vẫn nghĩ họ có thể thay thế bảng lương bằng một lời yêu cầu làm việc miễn phí. Hẳn bạn sẽ cảm thấy như muốn từ bỏ sự nghiệp của mình hoàn toàn nếu đây là cách mà ngành công nghiệp sáng tạo đang tồn tại; bạn sẽ thấy khó khăn để ra khỏi giường; bạn sẽ không còn tìm thấy nguồn cảm hứng nữa. Đừng để họ làm điều này với bạn! Thoát khỏi đống rác từ hộp thư đến và nhanh chóng quay về với công việc của những khách hàng thực sự đánh giá cao kỹ năng của bạn.

07. Chấp nhận và hi vọng

Không phải tất cả các khách hàng đều như vậy. Khi bạn đã chấp nhận sự thật, để tiến về phía trước đòi hỏi phải chuyển hướng cảm xúc của bạn sang hy vọng – từ niềm tin rằng bạn có thể đơn thương độc mã đưa ngành công nghiệp sáng tạo đến với khả năng mà khi ấy, bạn có thể thấy ổn khi không phải làm việc với những dự án như vậy. Sẽ khó khăn khi phải định hướng lại năng lượng của bạn, nhưn